Chuối hột rừng Cúc Phương là một loài cây rất gần gũi với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân quanh khu vực rừng Cúc Phương. Loài cây này sống nhờ thân giả, cành lá vươn đều có phiến dài, mặt dưới có thể có tía, cuống xanh có sọc đỏ. Chuối hột rừng cho quả thơm ngon, quả chuối hột không chỉ để ăn, mà còn sử dụng để làm thuốc. Trong Đông y, vị thuốc có công dụng hỗ trợ tiêu đinh, tán sỏi vô cùng hiệu quả, thích hợp với những người đang bị sỏi thận, viêm đường tiết niệu hay hệ tiết niệu có vấn đề.
Chuối Hột Rừng Cúc Phương không chỉ là dược liệu chữa bệnh mà nó còn là đặc sản của vùng rừng núi Cúc Phương. Nó còn có tên khoa học là Musa acuminate Colla. Nhờ nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, người ta thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu.
Cùng Mo.goatland khám phá cụ thể công dụng và cách sử dụng Chuối Hột Rừng Cúc Phương trong bài viết này nhé.
Mo.goatland là đơn vị cung cấp đặc sản Ninh Bình nổi tiếng và uy tín: https://mogoatland.com
Nội Dung
Cây Chuối Hột Rừng Cúc Phương
Cây chuối hột rừng Cúc Phương có chiều cao trung bình khoảng từ 3-4m, thân xốp. Thường có phiến lá dài, cuống xanh, có sọc đỏ và mặt dưới lá có tia. Bông chuối hột cũng giống bông chuối thường, có màu đỏ thẫm. Bông xen lẫn ở giữa những quả chuối và mọc thẳng ở ngọn. Mỗi cây sẽ có một buồng chuối. Mỗi buồng thường có ít nhất 5 nải và không vượt quá 10 nải. Quả của nó có cạnh, bên trong chứa nhiều hạt to màu đen, có đường kính từ 4 đến 5mm. Hạt này thường có vị đắng và hơi chát nhưng chứa nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe.
Nếu các loại chuối thông thường cứ quả càng to thì sẽ càng được ưa chuộng. Thì chuối hột rừng lại hoàn toàn trái ngược. Người xưa quan niệm, quả chuối hột càng nhỏ thì sẽ càng tốt. Bởi quả càng nhỏ thì nhựa quả sẽ chất lượng hơn đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Chuối hột rừng tại Cúc Phương gồm 2 loại, gồm chuối hạt to và chuối hạt nhỏ. Trong đó, chuối hạt nhỏ được dùng nhiều hơn. Bạn có thể dùng tươi hoặc dùng khô.
Có thể bạn quan tâm:
Sâm Cúc Phương Ninh Bình – Báu Vật Tinh Tuý Từ Rừng Đại Ngàn
Mật Ong Rừng Cúc Phương – Tinh Tuý Từ Hương Sắc Đại Ngàn
Dược Tính Trong Chuối Hột Rừng Cúc Phương
Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như: đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt.
Cây chuối hột rừng Cúc Phương chứa thành phần hóa học khá đa dạng, bao gồm cyaniding, delphinidin, anthocyanin, enzyme polyphenol oxidase, saponin, tannin, tinh dầu, phytosterol,…
Nore-pinephrin, dopamine, catecholamine và serotonin trong chuối có tác dụng trị loét đường tiết hóa, đau tạng phủ và táo bón.
Chuối hột thường được dùng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng ngoài. Dược liệu không có độc tính nên có thể dùng với liều lượng lớn.
Công Dụng Của Chuối Hột Rừng Cúc Phương
- Chuối hột rừng có tác dụng chữa sỏi thận.
- Tác dụng làm mát phổi, tiêu độc, điều trị ho ra máu.
- Tác dụng chữa dạ dày.
- Có tác dụng cầm máu vết thương, trị đau nhức răng.
- Công dụng của chuối hột rừng trị táo bón.
- Công dụng của chuối hột rừng tiêu sưng, giảm đau nhức vai gáy.
- Tác dụng của chuối hột rừng có tác dụng tăng tiết sữa cho phụ nữ mới sinh.
- Tác dụng của chuối hột rừng hỗ trợ ổn định đường huyết.
Tác Dụng Của Từng Bộ Phận Trên Cây Chuối Hột Rừng Cúc Phương
Mỗi bộ phận trên cây chuối hột rừng Cúc Phương lại có tác dụng riêng. Trước khi sử dụng, bạn nên nắm rõ đặc tính của từng bộ phận của loại cây này.
Quả chuối hột
Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.
Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.
Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.
Trị trẻ em táo bón: lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
Trị sỏi bàng quang: trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.
Trị bệnh thống phong (bệnh gút): quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.
Trị hắc lào: trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.
Xổ giun: quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.
Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.
Ngoài ra quả chuối khô còn có nhiều tác dụng khác như:
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày.
- Hỗ trợ đường ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
- Giảm dấu hiệu đau nhức vai gáy, giảm sưng, giảm đau nhức xương khớp.
- Kết hợp thêm cùng quế chi, chuối hột còn làm giảm rõ rệt triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới.
Hạt chuối hột
Hạt chuối của cây chuối rừng chính là bộ phận sở hữu nhiều dược tính nhất. Bên ngoài của hạt thì màu đen, nhưng bên trong lại màu trắng. Muốn lấy hạt chuối, bạn chờ đến khi chuối chín. Phần hạt này thích hợp sử dụng để ngâm rượu sử dụng hàng ngày.
Bạn có ngâm hạt chuối cùng với rượu 40 độ và dùng trong khoảng 10 ngày. Loại rượu này giúp giảm đau, giảm sưng và chữa đau nhức khá tốt.
Bên cạnh đó, hạt chuối khi tán mịn thành bột dùng với nước sôi có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. Ví dụ như sỏi thận và sỏi bàng quang.
Vỏ chuối hột
Vỏ của chuối hột rừng khá dày, bạn không nên vứt bỏ đi trong quá trình sử dụng. Vì nếu biết kết hợp với một vài nguyên liệu khác, vỏ chuối sẽ hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh, trị tiêu chảy, trị kiết lị rất hiệu quả.
- Trị đau bụng kinh niên: vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 – 3 lần trong ngày với nước ấm.
- Trị đau bụng, tiêu chảy: vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g, hãm nước sôi uống.
- Trị kiết lỵ: vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống.
Hoa chuối hột
Trong hoa chuối hột rừng chứa nguồn chất xơ dồi dào, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn nên tận dụng hoa chuối hột chế biến thành các món ăn hàng ngày như nộm hoa chuối. Đặc biệt người ta thấy rằng hoa chuối hầu như không có sâu bao giờ, vì vậy có thể dùng thay thế các chất xơ của các loại rau khác mà do lợi ích kinh tế người ta dùng quá nhiều hóa chất để trồng.
Tham khảo thêm: mogoatland.com/category/dac-san-ninh-binh/
Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con.
Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống làm cho nước tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại acid dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.
Lá chuối hột
Lá chuối tưởng chừng như phần bỏ đi của cây chuối non nhưng lại là bộ phận có khả năng hỗ trợ cầm máu cực tốt. Đồng thời bộ phận lá còn giúp làm mát gan, bổ phổi.
- Trị băng huyết, nôn ra máu: lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống.
- Mát phổi, bổ phổi, tiêu độc: lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống.
Thân chuối hột
Thân của cây chuối hột rừng đã được chứng minh là có khả năng trị đau nhức răng, cầm máu. Khi đi rừng, người ta thường lấy phần lõi non của cây chuối vắt lấy nước dùng trong trường hợp không tìm thấy nguồn nước sạch.
Phần thân của cây chuối hột rừng chứa nhiều hợp chất có khả năng điều hòa đường huyết, lợi tiểu. Nếu muốn sử dụng thân chuối hột, bạn nên ưu tiên cây chuối dưới 1 năm tuổi. Phần sơ bên ngoài không nên lấy mà bạn chỉ cần lấy phần ruột bên trong. Bởi phần ruột non vẫn chứa nước và các dưỡng chất cần thiết khác.
Củ chuối hột
Trị cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng: củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống.
Trị ho ra máu: củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Trị kiết lỵ ra máu: củ chuối hột phối hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống.
Trị tim hồi hộp, hay mơ, đêm về trằn trọc khó ngủ: củ chuối hột 20g, nấu chung với 1 quả tim heo (200 – 300g), uống nước, ăn tim.
Hỗ trợ ổn định đường huyết: đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết (dành cho người bệnh đái tháo đường týp 2).
Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa.
Thân và củ chuối đem um với cá lóc, lươn đồng là món ăn – bài thuốc có tác dụng bồi bổ khá tốt. Lươn hoặc cá lóc cung cấp protein và các chất bổ, củ chuối kích thích tiêu hóa, giúp tăng cảm giác muốn ăn, dễ hấp thu.
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chuối Hột Rừng Cúc Phương
Chuối hột rừng thường không sử dụng như một loại trái cây. Người ta chủ yếu dùng loại quả này như một vị thuốc. Cách chế biến thường gặp và dễ thực hiện nhất là ngâm rượu. Rượu chuối hột nếu ngâm đúng phương pháp sẽ có hương vị đặc trưng, vừa dễ uống vừa phát huy tốt hiệu quả phòng và điều trị bệnh.
Chuối hột rừng Cúc Phương ngâm rượu
Chọn lấy những nải chuối hột rừng quả đều nhau, chuối tươi, chín vừa phải (không quá xanh cũng không quá chín). Chú ý những lựa chọn của chuối còn nhiều nhựa, chưa bị bóc vỏ. rửa sạch sau đó để ráo nước.
Chuẩn bị rượu nếp từ 40 -50 độ, lý tưởng nhất là rượu nếp lên men tự nhiên 42 đến 47 độ và một hũ thủy tinh hoặc chum sành. Thể tích bình chứa tùy thuộc vào việc bạn muốn ngâm bao nhiêu chuối và rượu.
Làm từng bước như sau:
Bước 1: Chuối hột cắt từng quả, lột sạch vỏ.
Bước 2: Hong khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 3: Chuối hột rừng sau khi hong khô từ 5 đến 7 ngày thì rửa lại bằng nước ấm, để ráo nước tới khi khô cong.
Bước 4: Ngâm với tỷ lệ 1/4, có nghĩa là 1 phần chuối 4 phần rượu.
Bước 6: Rượu chuối hột rừng ngâm khoảng 3 đến 4 tháng, chôn dưới đất hoặc để nơi thoáng mát.
Nếu chưa quen dùng rượu ngâm chuối hột, bạn có thể pha thêm chút nước để rượu bớt đậm và dễ uống hơn.
Trà chuối hột rừng Cúc Phương
Nếu bạn không thể uống rượu, hãy sử dụng chuối hột rừng dưới dạng thuốc sắc hay trà hãm.
Cách pha trà:
- Bước 1: Dùng một nhúm chuối hột rừng ( 10g) khô cho 150 ml nước
- Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
- Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.
Cách nấu trà:
- Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng chuối hột rừng để nấu nước uống thay nước hàng ngày.
- Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g chuối hột rừng phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.
Có thể bạn quan tâm:
Sâm Cúc Phương Ninh Bình – Báu Vật Tinh Tuý Từ Rừng Đại Ngàn
Mật Ong Rừng Cúc Phương – Tinh Tuý Từ Hương Sắc Đại Ngàn
Một Vài Lưu Ý Trong Quá Trình Sử Dụng Chuối Hột Rừng Cúc Phương Ngâm Rượu
Chuối hột tuy rằng có nhiều tác dụng tốt nhưng không vì vậy mà bạn lạm dụng thái quá. Sau đây là một vài lưu ý bạn cần nhớ trong quá trình sử dụng rượu chuối hột rừng:
- Lựa chọn nguyên liệu chất lượng: Bạn cần chọn mua chuối hột tươi, thu hoạch từ rừng tự nhiên. Nếu chuối đã chăm bón thường không còn đầy đủ dược tính như chuối hột tự nhiên.
- Không dùng chuối hột cho người đau dạ dày: Chuối hột mặc dù rất tốt nhưng nó lại không phù hợp với người đang bị mắc tiền nhất dạ dày, đau dạ dày. Nếu vẫn muốn dùng thì bạn nên pha loãng rượu với nhiều nước.
- Không nên quá áp dụng: Mỗi ngày bạn nên nhâm nhi từ 1 đến 2 ly rượu chuối hột. Vì uống quá nhiều rượu dễ làm huyết áp tăng.
Tổng Kết
Chuối hột rừng Cúc Phương tập trung chủ yếu ở vùng rừng núi Cúc Phương. Loại chuối này có nhiều hạt, ít thịt hơn chuối ăn quả thông thường. Bạn có thể phơi khô pha uống như trà hoặc ngâm cùng rượu nếp. Tuy vậy tất cả chia sẻ về cách sử dụng chuối hột rừng chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi dùng loại chuối này vào mục đích chữa bệnh, bạn cần hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.